CHECK ĐẠO VĂN VÀ NHỮNG HIỂU LẦM..

CHECK ĐẠO VĂN HAY CHECK TRÙNG LẶP?

Chào các bạn, từ khi mình hỗ trợ check Turnitin cho các bạn sinh viên các trường đại học mình nhận thấy có nhiều bạn chưa hiểu rõ về bản chất việc check Turnitin là gì. Hãy tham gia khoá học Training viết Tiểu luận, NCKH, KLTN để nắm được kỹ thuật trích dẫn hạn chế trùng lặp.

Chính vì vậy, các bạn thường có các câu hỏi sau khi nhận được bài check như sau:

- Tại sao bài em bị báo đạo văn nhiều như thế trong khi bài là do em tự viết?

- Tại sao em đã trích dẫn đầy đủ mà bài thầy check vẫn báo đạo văn?

- Tại sao chỗ em trích dẫn em đã đóng ngoặc kép mà vẫn bị bôi xanh, bôi đỏ?

Sau đây mình sẽ chia sẻ vài thông tin về phần mềm Turnitin nói riêng, check trùng lặp nói chung.

Về bản chất, các phần mềm này không thể nói với bạn về tỷ lệ hay việc bạn có đạo văn hay không. Vì đạo văn là hành vi ăn cắp ý tưởng, nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của người khác mà không trích dẫn, trích nguồn rõ ràng, khiến cho người đọc hiểu nhầm là sản phẩm của bạn. Điều này cũng giống như việc bạn lấy đồ của người khác sử dụng mà không xin phép. Chính vì thế, phần mềm không thể biết được bạn có “ăn cắp” hay không? Vì việc bạn trích dẫn có thể có rất nhiều cách thức khác nhau hoặc đơn giản những câu văn hay nội dung bạn viết hoàn toàn là của bạn nhưng vô tình trùng lặp với một công trình đã có trước đó.

Chính vì thế, phần mềm Turnitin hay các phần mềm khác nó không “quy tội” cho bạn là đạo văn mà nó chỉ sử dụng các thuật toán để phát hiện các cụm từ trong bài của bạn trùng lặp với các công trình đã được công bố trước đó trên các nguồn khác nhau. Khi bạn check Turnitin và thấy phần mềm báo các con số như 50% hay 30% thì bạn hiểu rằng bài của mình có tỷ lệ trùng lặp với các công trình có trước là từng đó phần trăm chứ không phải bạn đạo văn 30 hay 50%.

 

Hình 1: Ảnh minh hoạ về tỷ lệ trùng lặp khi check trùng lặp trên phần mềm Turnitin

Tiếp, để hỗ trợ người check với các yêu cầu khác nhau mà Turnitin cung cấp các phễu lọc với tuỳ chọn là có loại trừ các trùng lặp trong ngoặc kép không? (ngoặc kép được hiểu là bạn trích dẫn trực tiếp và có trích dẫn) hoặc loại trừ Danh mục tài liệu tham khảo (Bibliography) hoặc loại trừ các nguồn với từ trùng lặp ít hơn 20, 50 hay 100 từ (đây là một phễu rất hay, hữu dụng giúp loại bỏ các nguồn trùng lặp tự nhiên/ngẫu nhiên vì không ai đạo nhái 10 -15 words cả) như một số trường hay một số giảng viên áp dụng cho sinh viên (bạn có thể giảm ngay 50% trùng lặp xuống 15% chỉ vì áp dụng loại bỏ nguồn với số từ trùng lặp dưới 20 từ).

Vậy các câu hỏi trên có thể trả lời ngắn gọn như sau:

- Tại sao bài em bị báo đạo văn nhiều như thế trong khi bài là do em tự viết?

Bài hoàn toàn do tự em viết nhưng trong bài có một số chỗ em có trích dẫn các khái niệm hay quan điểm, kết quả nghiên cứu dù có trích dẫn nhưng vẫn bị báo trùng lặp (vì một số nhà trường không chấp nhận loại bỏ từ trong ngoặc kép hay đại loại trích dẫn đúng quy định khi check trùng lặp). Bên cạnh đó, việc em viết về các chủ đề thông dụng, nhiều trùng lặp ngẫu nhiên thì hoàn toàn có tỷ lệ trùng lặp cao - điều này không khó hiểu. Với các dạng bài này chỉ cần áp dụng loại bỏ nguồn với số lượng từ trùng ít hơn 20 từ thì ngay lập tức xuống tỷ lệ rất thấp so với lược check đầu tiên.

- Tại sao em đã trích dẫn đầy đủ mà bài thầy check vẫn báo đạo văn?

Như đã trả lời câu 1, em nên đọc kỹ lại quy định của nhà trường mình, các trường đại học đa số có quy định tỷ lệ trùng lặp cho phép từ 20-30% kể cả với các nội dung trích dẫn được trích nguồn đúng quy định. Vậy, dù em có trích dẫn thì tỷ lệ trùng cũng chỉ được trong con số cho phép. Với bài dạng này, sinh viên nên trích dẫn với kiểu trích dán tiếp thay vì trích trực tiếp trong ngoặc kép và vẫn trích nguồn đầy đủ cho nội dung trích dẫn - điều này khiến em hạ được tỷ lệ trùng lặp mà vẫn không mang tiếng là đạo văn (do có trích dẫn đúng kiểu).

- Tại sao chỗ em trích dẫn em đã đóng ngoặc kép mà vẫn bị bôi xanh, bôi đỏ?

Câu hỏi này có một phần đã được giải đáp ở câu trên và bây giờ mình sẽ giải đáp thêm… Trong cài đặt phễu lọc của Turnitin nó có 1 tính năng là loại bỏ các từ trong ngoặc kép (trích dẫn) hoặc không. Chính vì thế, nếu nhà trường hay giảng viên không cho phép loại bỏ các từ trong ngoặc kép hoặc hiểu là check và áp dụng tỷ lệ trùng lặp được phép cho toàn bài dù trích dẫn đúng quy định hay không thì rõ ràng dù bạn có trích, có đóng ngoặc thì vẫn bị quét trùng lặp bình thường nên hiện tượng bôi xanh, bôi đỏ là chắc chắn không tránh khỏi vì bạn sử dụng câu, đoặn văn y nguyên của tác giả trước đó.

Chính vì vậy, bạn cần hiểu rõ bản chất của check Turnitin là check trùng lặp, để tỷ lệ này giảm xuống bạn không nên trông chờ vào việc sử dụng “thủ thuật” như dùng ngoặc kép quá nhiều, dùng ngoặc kép và xoá nền trắng để máy không dò ra được hoặc trích nội dung bằng dạng ảnh thay vì chữ viết. Việc giảm đúng quy định và hiệu quả đó là trích dẫn dán tiếp, không nên sao chép nội dung từ các bài đã có mà nên viết theo văn phong của mình. Bên cạnh đó, khi check và phát hiện trùng lặp nhiều bạn có thể viết lại câu hay dùng phần mềm để hỗ trợ cho việc này thay vì dùng các thủ thuật nói trên vì nó có thể đánh lừa được phần mềm nhưng không đánh lừa được giảng viên, hội đồng khi chấm.

Một lần nữa chúc các bạn hiểu và làm tốt bài để tỷ lệ trùng lặp luôn ở mức phù hợp cho phép. Theo dõi mình để cập nhật bài viết về các phần mềm hỗ trợ viết lại câu bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Mình cảm ơn!

Bài viết cùng danh mục